TRACKVIEW - Một công cụ điều chỉnh hoạt cảnh

Bộ biên tập Dope Sheet hiển thị các key hoạt cảnh tại các thời điểm, cho thấy mối quan hệ về thời gian của các vật thể hoạt cảnh. Bộ biên tập Curve Editor hiển thị hoạt cảnh dưới dạng đường cong hàm số để bạn có thể so sánh các tham số một cách trực quan. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ, chuyển động và khoảng cách giữa các key, cũng như tạo ra, xoá đi, di chuyển và sao chép các key.
I.Truy cập Track View

Có nhiều cách để truy cập hộp thoại Track View.
Cách truyền thống là sử dụng menu Graph Editors/ Trackview – Drop Sheet (hoặc TrackView – Curve Editor hoặc New TrackView)


Bộ biên tập Dope Sheet cho phép bạn thao tác nhiều loại key khác nhau theo dạng bảng chấm công. Nó cũng tương tự như các bảng ghi chú của các nhà làm hoạt cảnh truyền thống, thường được biết đến với tên gọi là Dope Sheet (bảng tin). Bảng này thông thường được sắp xếp theo dạng một đồ thị đơn giản, thể hiện các điểm mốc theo thời gian để cho các nhà hoạt cảnh nhận biết được về thời gian và mối quan hệ giữa các vật thể. Các key được mã hóa theo màu cho các trục dựa trên công thức RGB = Move/Rotate/Scale (vị trí/góc xoay/thu phóng). Bạn có thể di chuyển cac key nào đó và click chuột phải để thay đổi loại tiếp tuyến, gán ghép điều khiển mới cho nó hoặc để thực hiện vô số các chức năng khác. Tuy nhiên thoạt nhìn từ bên ngoài, để có được cảm giác chính xác điều gì xảy ra trong hoạt cảnh là chuyện không dể dàng chút nào.
Bộ biên tập Curve Editor đưa ra nhiều thông tin phản hồi trực quan hơn bằng cách cho hiển thị đường cong hàm số của hoạt cảnh. Chỉ cần một chút thực tập, thoáng nhìn bạn cũng có thể xét đoán một cách chính xác được hoạt cảnh đang làm gì và mối quan hệ giữa các đường cong của hàng track đang được chọn sáng trong cửa sổ bên trái.
-Hộp thoại Track View được chia làm hai phần chính: phần cửa sổ Hierachy Tree (cây phả hệ), và Track (vết) và hai thanh công cụ Control (điều khiển) và View (quan sát). 


Cửa sổ Hierachy Tree và Edit (hiệu chỉnh)
Nằm bên trái của hộp thoại Track View, danh sách cây phả hệ được hiển thị tại đây, liệt kê toàn bộ các thành phần trong khung cảnh như: âm thanh, Chất liệu, Hiệu ứng Video Post, Hiệu ứng Render, Đối tượng và các hiệu ứng môi trường…
Bạn có thể mở rộng bất kỳ nhánh cây nào bằng cách click nút dấu (+) kế bên tên của nhánh đó. Hoặc chọn tên nhánh, click phải chọn Expand ….
Khi bạn tạo ra một đối tượng tất cả các tham số của đối tượng này đều hiển thị rõ ràng trong Track View. Một khối hộp có tới hơn 10 tham số liên quan và bạn có thể diễn hoạt bất kỳ tham số nào trong số chúng.
Khi tạo một key cho đối tượng, bạn có thể gán cho nó một tham số chỉ định nào đó, như là vị trí, góc xoay… và tại một thời điểm nhất định nào đó.
Nếu đối tượng chỉ có một key, key đó sẽ xuất hiện ở track tương ứng trong cửa sổ Edit tại khung mà key đó tồn tại.
Một tham số, nếu không được làm hoạt cảnh, các giá trị dữ liệu tĩnh của nó được hiển thị trong cửa sổ Edit.
Trong hàng track Position, các nốt màu xám (key) đang nằm tại các vị trí 0, 50, 100. khi bạn chọn một key, nốt màu xám sẽ chuyển sang màu trắng. Bạn có thể chọn từng key riêng biệt (kích chọn 1 key), hoặc nhiều key (nhấn giữ shift, chọn thêm key; hoặc rê khu vực để chọn các key). Các tham số của một key có thể truy cập bằng cách chọn key đó rồi click phải lên nó, hộp thoại tham số tương ứng sẽ mở hình 5. 1 Cho biết thứ tự, vị trí key đang đứng, toạ độ cùng các tham số liên quan khác. Các nút In, Out quyết định tiếp tuyến vào và ra của key hiện hành đang được xác lập theo loại nào: đều, thẳng, chậm, nhanh, bước…
Các phương thức hiệu chỉnh Keys
Có nhiều phương thức hiệu chỉnh Keys trong Track View. Ví dụ trong phương thức Edit Keys bạn có thể hiệu chỉnh các key riêng biệt; trong phương thức Edit Ranges, bạn có thể hiệu chỉnh toàn bộ phạm vi của các key nhưng không thể hiệu cỉnh từng key riêng biệt. Các nút lệnh để chuyển đổi từ phương thức này sang phương thức khác nằm trên thanh công cụ được chỉ ra trong hình.


Các tham số liên quan đến một key

Default

 








Các phương thức hiệu chỉnh Keys
1:  : Hiệu chỉnh thời gian hay giá trị của từng key hoặc các key đang được chọn.
2:  : Di chuyển các phạm vi thời gian và các key theo chúng một cách nhanh chóng. Các key riêng lẻ sẽ không hiển thị.
3:  : Hiển thị đầy đủ tất cả các track có trong Track View đôi khi rất dài, có thể kéo dài đến hàng trăm trang, bộ lọc filter sẽ giúp bạn lọc cắt bớt, để chỉ hiển thị những track cần cho sự diễn hoạt, chỉnh sửa của bạn mà thôi. Bạn có thể truy cập hôp thoại Filter bằng cách click vào nút Filter trên thanh công cụ, hoặc bạn có thể click phải Mouse vào nút Filter để truy cập menu ngữ cảnh cho phép chọn một trong các lệnh Filter một cách nhanh chóng. 



Bạn có thể chỉ định những thông tin nào cần hiển thị tại Track View cho công việc của bạn thôi


R-Click vào nút Filter, bạn có thể chọn một trong các lệnh Filter một cách nhanh chóng
4:  : Di chuyển các Key diễn hoạt
5:  : Truợt (tịnh tiến) đồng loạt các key trong các track đang được chọn dọc theo trục thời gian.
6:  : Bổ sung thêm các key diễn hoạt
7:  : Co giãn key - chọn ít nhất hai keys muốn co giãn, click nút Scale Keys, rê lên hoặc xuống trên keys.
Edit Time. Hiệu chỉnh thời gian; Thêm vào, xoá bớt, sao chép, kéo giãn hoặc rút ngắn thời gian.
Position Ranges. Hiệu chỉnh các phạm vi độc lập của các key nằm bên dưới, được sử dụng chủ yếu cho các loại Out of Ranges Types (các phương thức hoạt cảnh ngoài phạm vi được xác lập)
Function Curves. Hiển thị các đường cong thể hiện các phương thức mà gái trị hoạt cảnh sẽ thay đổi theo thời gian.
Sử dụng các lệnh hiệu chỉnh key cơ bản
-Xoá key: chọn key, click nút xoá key(delete key) hoặc gõ phím “Delete”
-Chọn nhiều hơn một key: chọn 1 key, nhấn giữ Ctrl chọn lần lượt các key khác.
-Di chuyển key: Chọn các key muốn dời, click di chuyển key (Move Keys).
-Sao chép key: Chọn key, nhấn giữ phím Shift, với nút Move Keys, click và drap (kích rê) tới vị trí muốn sao ra, một key mới được tạo ra chứa cùng giá trị với key gốc.
-Di chuyển một tập hợp các keys: click vào giữa thanh hiển thị màu đen và di chuyển.
-Tịnh tiến key (Slice Keys): ví dụ với một key giữa đang chọn bạn muốn di chuyển tới hoặc lui một khoảng frame nào đó mà muốn các key kế (trái hoặc phải) sẽ di chuyển theo, luôn giữ nguyên khoảng cách. Chọn key, click nút Slice Keys và di chuyển đi…
-Hiệu chỉnh tham số của một key: như trên đã giới thiệu hộp thoại tham số của key đang chọn sẽ mở bằng cách click phải chuột vào nó hình 5. 1 nhập các tham số cần thiết muốn thay đổi trực tiếp trong hộp thoại này.

II.Các điều khiển TrackView khác. 

Các phép điều khiển Track View phức tạp khác như các bộ lọc Filter, các kiểu Out of Range, Bổ sung các track Visibility (sự ẩn hiện của đối tượng), copy và paste các khoảng thời gian….
II.1.Các kiểu Out of Range


Tùy chọn Parameters Curve Out of Range được chỉ raĐiều khiển cách thức cho hoạt cảnh xảy ra ngoài phạm vi hoạt cảnh đã được định nghĩa của track hiện hành.
-Constant(bất biến): Kiểu mặc định. Các giá trị track đằng trước và đằng sau phạm vi của các key vẫn giữ nguyên không đổi.
-Cycle: Lặp lại hoạt cảnh theo chu kỳ. Kiểu Out of Range Cycle sẽ khiến cho mẫu thức key lặp đi lặp lại theo chu kỳ.
-Relative Repeat: Lặp lại hoạt cảnh một cách tịnh tiến…. 


Các kiểu Out of Range, điều khiển cách thức lặp lại cho hoạt cảnh…

II.2.Bổ sung track Visibility.

Nút Add Visibility Track, dùng để bổ sung một track mới cho đối tượng hiện hành. Điều khiển sự xuất hiện hoặc biến mất của đối tượng theo thời gian. 


Track Visibility được bổ sung vào danh sách các Track bên trái của bảng trackview, ngay bên dưới tên của đối tượng chính. Và giá trịmặc định cho Track này là 1 (hiển thị hoàn toàn).


Với lệnh Add Key, bạn có thể bổ sung các key trên track này, Key Frame trên track Visibilitiy chỉ có 2 giá trị:
-Value = 0: đối tượng sẽ biến mất
-Value = 1: đối tượng xuất hiện.
Cách xác lập: Kích phải mouse lên keyFrame vừa tạo/ xuất hiện hộp thoại sau và xác định giá trị Value thích hợp. 


Khi gán một Track Visibility cho một đối tượng cha, các đối tượng con cũng thừa hưởng tính hiển thị của đối tượng cha và sẽ bị ảnh hưởng theo.
Nếu không muốn đối tượng con thừa hưởng tính chất này của đối tượng cha, hãy click phải vào đối tượng con đó, chọn Propertives, tại hộp thoại Object Propertives, tắt thuộc tính Inherit Visibility trong phần Rendering Control. 


II.3.Sao chép và dán các điều khiển

Đôi khi bạn cần sao chép một phần hoặc toàn thể hoạt cảnh nào đó của một đối tượng cho một đối tượng khác, thao tác như sau
Chọn tên các tên track của đối tượng có hoạt cảnh cần sao chép. Click Copy Controller
Chọn các track tương ứng của đối tượng muốn được sao chép. Click nút Paste Controller
III.Bài thỰc hành - DEMO TIN THỜI SỰ


Bước 1: Chuẩn bị hìnhnền
-Chọn vùng nhìn Perspective
-Menu Rendering/ Environment/ Environment Map à Kích chọn kiểu “Bitmap” à Chọn file “sig10” trong thư mục “…\Program Files \3dsmax6 \Maps \Space\ sig10. jpg ” à Ok
-Menu Views\ Viewport Background\ File\ Kích chọn file “sig10. jpg”, kiểm nhận mục  à Ok
-Bấm “G” để tắt lướI trong v/n Pespective
Bước 2: Tạo và áp chất liệu cho quả đất và text
-Từ vùng nhìn Top, tạo quả địa cầu bằng công cụ Create/ Geometry/Sphere
với Radius=38
-Áp chất liệu cho quả cầu bằng cách: bấm M vào bảng Material Editor.
Kéo bảng con Maps, chọn mục Diffuse Color, click chọn kiểu “Bitmap”, chọn file “EarthMap. jpg” trong thư mục
”. . . \Program Files\3dsmax6\Maps\ Space\“EarthMap. jpg” -> open
-Render xem thử
-Quả cầu hiện có có vẻ tối qua, bạn vào mục Self Illumination, tăng giá trị Color=100.
Render thử lại: nó sẽ sáng hơn lúc nãy.
-Để tăng tính thuyết phục cho quả địa cầu, bạn làm cho nó nổi lên, bằng cách kiểm nhận mục Bump, click chọn kiểu “Bitmap”, chọn lại file “EarthMap. jpg”.
Tăng Amount=860. Render xem thử, bây giờ bạn đã có một quả địa cầu nổi khối lên trông đẹp hơn rồi.
-Vào Create/ Shapes/ Text. Đặt tên Text là “TIN THỜI SỰ”, với Size=32.
-Để cho Text này trông có khối và đẹp hơn, bạn vào Modify/Bevel/ thiết lập giá trị như bảng con Bevel Values
Bạn có được text “TIN THỜI SỰ”, bây giờ chỉ còn việc gán chất liệu cho nó nữa thôi.
Bấm phím M vào bảng Material Editor. Click nút Get Material , suất hiện bảng Material /Map Browser kiểm chọn Mtl Library kiểm nhận = sau đó chọn Metal-Dark-Gold. Để chữ “Tin thời sự” sáng hơn bạn vào mục Self Illumination, tăng giá trị Color=20. 

Bước 3: diển họat
-Từ Frame 0->Frame50: Quả cầu từ từ hiện rõ và xoay đều từ đầu đến hết kịch bản:
Diễn họat việc ẩn hiện của quả cầu: Menu Graph Editor/ Track view-Dope Sheet/ xuất hiện bảng Track view, bạn chọn quả địa cầu, Tracks/ visibility tracks/Add.
Mở cấp con của quả địa cầu ra, xuất hiện mục Visibility, chọn công cụ Add keys ,
Tại bảng Edit kích chọn tại Frame0, rồi click phải mouse, xuất hiện thêm bảng Visibility,
Time0, value:0; click tại Frame50, click phải mouse, time50, value:1; cứ như vậy time51, value:1, time250, value:1, time350, value:0. 
-Diễn họat quả cầu xoay quanh tâm xuyên suốt từ frame0 đến frame350: tại frame 350, bật Auto key lên click chọn công cụ Select and Protate, tại vùng nhìn Font xoay quả cầu 1860 độ, tắt Auto key.
-Từ Frame51>Frame100:Diễn họat chữ “Tin thời sự” chạy từ bên trái màn hình vào phía trước quả cầu: bật Autokey, tại Frame100, kéo quả cầu chạy về phía trước màn hình. Đừng quên kéo keyfram0 về keyframe50.










-Từ Frame101>Frame150: uốn cong text cong theo quả địa cầu: Bât Autokey tại Frame150, bạn truy cập bản Modify/Bend vào bảng con Parameters tăng giá trị Angle=168
-Bend Axis theo trục x.

-Tiếp tục đến Frame200, giảm giá trị Angle=86.
-Đến Frame250, Angle=0
-Sau đó, tại Frame300, kéo chữ “Tin thời sự” về bên phải vượt khỏi màn hình.




-Từ Frame301->Frame350: Quả cầu to ra và mờ dần biến mất: bật Autokey, tại Frame350, scale quả cầu to ra vượt khỏi màn hình-biến mất.
-Để tăng thêm phần sinh đông cho “Demo Tin thời sự”, bạn có thể vào Create/Geometry/ Particle systems/Spray
Để tạo ra những tia chiếu từ phía sau lên.
Từ vùng nhìn Font bạn dùng Spray vẽ khung bao có thông số như hình bên.
Bây giờ trông khung cảnh của bạn đẹp hơn rồi nhé. 












Nguồn: http://hoachithanh.com