TOP 10 BÍ QUYẾT TỐI ƯU 3DS MAX

Bất kỳ ai sử dụng 3ds Max hay các phần mềm đồ họa khác cũng thường gặp khó khăn ở một số phạm trù nhất định, đặc biệt là về hiệu năng. Mặc dù các phiên bản 3ds Max gần đây như 3ds Max 2010 hay 2011 đã có những cải tiến vượt bậc, thế nhưng không phải tất cả đều đã tối ưu nếu bạn không biết cách làm chủ nó. Sau một thời gian làm việc với 3ds Max, tôi sẽ đưa ra một vài mẹo nhỏ để giúp 3ds Max của bạn chạy nhanh và mượt mà hơn, cũng như làm thế nào để chương trình hoạt động hiệu quả hơn. Sau đây là lần lượt các vấn đề tôi sẽ triển khai theo từng chủ đề nhỏ, mong nhận được sự góp ý của các bạn.
I - Làm quen với 3ds Max
Trong phần đầu này, tôi sẽ chỉ cho bạn một vài mẹo nhỏ trong quá trình tiếp cận 3ds Max và bắt đầu làm quen với các phím tắt, điều này giúp bạn làm việc nhanh chóng và hiệu quản hơn
Một vài lời khuyên thường dành cho những người mới bắt đầu làm quen với 3ds Max là đi theo các bài tutorial được Autodesk tích hợp kèm theo chương trình.

tip-1-4.jpg

Đừng chủ quan, vì không ở đâu xa mà chính là những bài hướng dẫn có sẵn này sẽ giúp bạn tiến xa hơn bất kỳ bài tutorial nào khác ở các website bên ngoài, và sẽ giúp bạn làm quen với các bài học cơ bản và học được khá nhiều thứ mà chương trình đề cập tới.

tip-1-5.png

Nên nhớ rằng các họa sĩ 3D thành thạo 3ds Max hàng đầu thế giới đều tự học 3ds Max theo cách này! Do vậy, trước hết hãy mở 3ds Max ra và làm quen với nó thông qua các bài tutorial có sẵn của chương trình do Autodesk đưa ra.

tip-1-6.jpg

Một mẹo nhỏ khác là bắt đầu sử dụng các phím tắt và ghi nhớ tất cả các phím tắt đó. Sau đây là một danh sách nhỏ các phím tắt mà tôi luôn dùng tới:

F9: Quick Render (render nhanh một scene)
F10: Hộp thoại Render
Ctrl+C: Tạo Camera mới (từ góc phối cảnh hiện hành)
F12: Hộp thoại Positioning (xác định vị trí)

Với tôi, các phím tắt là một điều kỳ diệu, và tôi luôn dùng chúng trong khi làm việc. Nó giúp tôi tiết kiệm thời giam để có thời gian chỉnh sửa kỹ lưỡng nội dung và chất lượng các project của mình, cũng như cho tôi nhiều thời gian hơn để viết tin bài cho CGEZINE và vozExpress ^^.
Tôi thành thật khuyên bạn nên để mắt đến bản đồ phím tắt và làm quen với các chức năng của từng phím tắt đó, nó sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời hơn trong quá trình làm việc với 3ds Max.

Một tính năng tuyệt vời khác nữa của 3ds Max là tính năng XRef import (còn gọi là Merge), tính năng cho phép bạn nhập các đối tượng từ các scene Max khác và đặt chúng vào scene mới (mà không ảnh hưởng đến tổng thể scene). Bạn có thể nhập BẤT KỲ THỨ GÌ từ các scene khác (các dữ liệu về hình học, ánh sáng, các đối tượng hỗ trợ, v.v...) với XRef.

Tôi thường dùng tùy chọn này khi phải làm việc với các scene lớn mà tôi không cần phải dựng mô hình đối tượng trong bản thân scene này. (Dĩ nhiên, XRef cũng sẽ thực hiện việc nhập các chất liệu từ các đối tượng được chọn và tôi cũng chẳng cần phải áp vân lại cho từng đối tượng nữa).

Một tính năng quan trọng khác của 3ds Max nữa mà tôi muốn nhắc bạn là tính năng import/export các file mang tính hoán đổi diện rộng giữa các chương trình, file này có định dạng mở rộng là FXB.

Rendering

Trong phần này, tôi sẽ đưa ra một vài giải pháp nhỏ giúp bạn tối ưu các phương pháp render để quá trình kết xuất nhanh và hiệu quả hơn.

Nếu bạn có một scene được thiết lập tuyệt vời để render, và bạn muốn giữ nó (và bạn cảm thấy không muốn phải làm lại các thiết lập đó cho từng project mới), thì tất cả những gì bạn cần là lưu nó lại thành một file gọi là render preset (thường nằm dưới cửa sổ hộp thoại render, phím tắt là F10). Bạn có thể lưu mọi thứ từ các thiết lập render thực sự cho đến các hiệu ứng, môi trường và thậm chí là các thiết lập chung khác.
Một bí quyết dành cho render là chọn một bộ renderer mà bạn cảm thấy phù hợp với mình. Tôi thường sử dụng engine render V-Ray và như bạn biết Vray là một plug-in đến từ hãng thứ 3. Nếu bạn đang sở hữu phiên bản 3ds Max từ bản thứ 6 cho tới phiên bản mới nhất hiện nay là 3ds Max 2011 thì bạn sẽ có hai tùy chọn sẵn có để render, đó là Default Scanline (mặc định), và Mental Ray.
Những gì bạn cần làm là phải học kỹ lưỡng về cả hai cơ chế render này, làm quen với các thiết lập và khả năng của chúng, để sau này có thể sử dụng bất cứ cơ chế renderer nào mà bạn thích. Để render nhanh, có thể chọn Scanline, nó render rất nhanh và hiệu quả.
Nhưng trong khi sử dụng cơ chế render Scanline, nếu bạn muốn có một bản kết xuất tốt với sự bổ sung của một nguồn sáng Skylight với Light Tracer bằng cách chọn từ menu Rendering (hoặc Render Setup) --> Advanced lighting). Cách này sẽ cho kết quả rất tuyệt vời và quá trình render với Scanline sẽ diễn ra rất nhanh.

tip-1-7.png

Ở một thế giới khác, Mental Ray có thể giúp các hình ảnh kết xuất tốt hơn một cách tương đối nhanh, nhưng về tổng thể thì trình render này chậm hơn nhiều (nếu không muốn nói là rất chậm và tệ hại, bởi vì… nó là một engine render rất chuyên nghiệp với nhiều thiết lập chuyên sâu và cho ra kết quả rất chính xác!)
Mẹo nhỏ: Trong khi thực hiện các bản render thử nghiệm (không phải là bản render chính thức) hãy xóa bớt các nguồn sáng trong scene của bạn đi nhé (trừ khi chúng thật sự cần thiết). Chúng là một trong những yếu tố chiếm dụng thời gian tính toán lâu nhất trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng cho render (xem thêm ở phần II về cách lưu lại thiết lập ánh sáng trước khi loại bỏ tạm thời nó). Nói chung, sau khi loại bỏ chúng ra khỏi bản render test thì tôi thường giảm được một nửa thời gian render.

Nhiều người thường gặp phải vấn đề và bực mình khi 3dsmax bị treo bởi vì có quá nhiều polygon trong một scene, với các thiết lập ánh sáng và tất cả các texture “khủng” đều được tải vào viewport. Sở dĩ tôi biết như vậy bởi vì tôi cũng đã từng gặp phải những vấn đề tương tự, và có thể bạn cũng gặp phải vấn đề này.
II - Viewport

Do vậy, trong phần 2 này tôi sẽ trình bày với bạn cách làm thế nào để giúp khung nhìn (còn gọi là viewport) của 3ds Max chạy mượt hơn và hiệu quả hơn.

Hãy bắt đầu với các khung nhìn, có lẽ đây cũng là tính năng dễ bị tổn thương nhất của 3ds max. Tôi nhận được nhiều câu hỏi từ nhiều bạn và cộng sự rằng họ không thể làm việc với các scene của họ bởi các mô hình trong các scene đó có quá nhiều modifyer meshsmooth hoặc turbosmooth, và họ không thể tìm được cách nào để thiết lập các tùy chọn đầy đủ cho các modifyer đó. Khi bạn thêm bất kỳ subdivision modifyer nào vào các mô hình của bạn, và xem trước ở chế độ preview với chỉ số itteration là 1, nếu nó có vẻ khá tốt thì hãy thay đổi chỉ số này quay lại mức 0, và và đặt chỉ số render itteration ở mức 1 hoặc 2, nếu mô hình trong bản render không đủ mượt, thì bạn chỉ việc đơn giản là tăng chỉ số render itteration.

Khi làm việc với các scene lớn (những scene có 1 triệu polygon hoặc nhiều hơn, và chứa vài trăm đối tượng), và bạn phải mắc kẹt khi cố gắng xoay sở xung quanh khung nhìn với tốc độ khung hình chỉ dừng ở mức… 2 khung hình/giây. Giải pháp đơn giản lúc này là kích hoạt chế độ khung nhìn lưới gọi là viewport wireframe mode (dùng phím tắt F3). Điều này có thể giúp bạn dễ dàng xoay sở hơn, đặc biệt là khi cần xem trước các chuyển động diễn hoạt (animation). Một giải pháp tốt để xem ở chế độ wireframe mode là chế độ box mode (dùng phím tắt O). Trong chế độ này, tất cả các đối tượng đều xuất hiện ở dạng các hình hộp 6 cạnh (6-poly) và là chế độ gần như không bao giờ bị treo! Đây là một giải pháp lý tưởng dành cho những người đang sở hữu máy tính có card đồ họa yếu.

Một yếu tố lớn khác thường làm gián đoạn và ảnh hưởng đến khung nhìn chính là ánh sáng. Các nguồn sáng trong scene chiếm dụng khá nhiều bộ nhớ hệ thống của bạn, một mẹo nhỏ để giải quyết vấn đề này (rất đơn giản) là xóa các nguồn sáng trong scene đi… nhưng TRƯỚC KHI thực hiện điều đó, hãy chọn các nguồn sáng (từng nguồn một nếu bạn có nhiều nguồn sáng) và nhấn F12 để lấy tọa độ các vị trí của chúng. Sau đó hãy mở một file text nào đó và dán các thông tin về các tọa độ X,Y,Z và các thiết lập ánh sáng đã có ở scene vào. Cách này có thể giảm thiểu bộ nhớ chút ít, nhưng nó cũng có giá trị đấy chứ.

Nếu bạn thấy khung nhìn có nhiều hành động có vẻ lạ lùng (như các mô hình trông có vẻ hơi có nhiều ánh sáng xanh hay gì đó) thì tại sao không thay đổi bộ render cho viewport của bạn? Trong 3dsmax có 3 tùy chọn dành cho engine render, đó là thư viện Direct X (D3D), OpenGL, và Software. Tôi khuyến cáo bạn nên dùng thư viện Direct X 3D nếu máy tính bạn dùng card đồ họa NVIDIA, vì khi đó việc kết hợp giữa Direct X và cơ chế render của 3ds Max sẽ tốt hơn.

Còn trong trường hợp máy tính của bạn dùng card đồ họa ATI, thì hãy chuyển qua xài OpenGL. Còn trong trường hợp xấu nhất, máy tính bạn sử dụng card đồ họa tích hợp quá yếu hoặc card rời nhưng hiệu năng nghèo nàn thì hãy thử cả ba cách trên để lựa chọn. Tất cả các tùy chọn đều có thể làm việc với mọi card đồ họa, nhưng mỗi một tùy chọn đều tương thích tốt nhất tương ứng với các dòng card đồ họa khác nhau. Nếu máy tính của bạn không may mắn để sở hữu một chiếc card đồ họa đủ xài, thì cách tốt nhất là chuyển qua chế độ render bằng Software (tùy chọn thứ 3), và nó cũng làm việc khá tốt (nhưng tôi không khuyến cáo bạn dùng nó ở các card tầm trung hay cao cấp). Để thay đổi cơ chế thư viện render, có hai cách. Cách thứ nhất là vào menu Start --> All Programs --> Autodesk --> Autodesk 3ds Max 20xx --> Change Graphics Mode và chờ nó xuất hiện bảng tùy chọn như thế này.

tip-1-1.png

và chọn tiếp Revert from Direct3D để chuyển qua bảng 3 tùy chọn render gồm Direct3D, OpenGL và Software.

tip-1-3.png

Cách thứ hai là nhấp chuột phải vào icon 3ds Max trên màn hình và chọn Properties rồi thêm chữ “ -H” vào cuối phần Target như hình minh họa dưới đây, nhớ là phải có dấu cách (space) trước hai ký tự (-) và (H).

tip-1-2.png

Sau đó nhấp vào OK và nhấp vào icon 3ds Max để khởi động vào bảng tùy chọn rồi thiết lập như ở cách thứ nhất.
http://www.cgnewspaper.com