Với môi trường "Ăn quảng cáo, uống quảng cáo, ngủ quảng cáo" như hiện nay, thì ý tưởng quảng cáo quả là một thách thức lớn.
Làm thế nào để ý tưởng của mình "thâm thủng hàng rào trí nhớ" triệu triệu người tiêu dùng? Làm thế nào ý tưởng đó tồn tại trong cuộc sống thường nhật của họ?... Và câu hỏi đơn giản được các bạn trẻ, những người đam mê trở thành những nhà làm quảng cáo tài ba, đặt ra là "làm thế nào để có một ý tưởng hay??"
Để bắt đầu suy nghĩ ý tưởng, trước hết, hãy thư giãn, "tẩy não" những công việc vụn vặt, và đừng quá căng thẳng. Nhớ rằng, quảng cáo là một nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì bạn phải sáng tạo và đầy kiên nhẫn. Nào, hãy bắt đầu nhé!
1. Viết ra những gì bạn nghĩ, càng nhiều ý tưởng càng tốt
Thật nực cười nếu bạn nghĩ rằng những người làm quảng cáo hàng đầu có thể thành công với những chiến dịch của mình chỉ trong vài chục phút đồng hồ. Đó là điều giả tưởng.
Là một người sáng tạo, bạn sẽ khám phá ra rằng, não bộ của mình có khuynh hướng cô động vấn đề càng lúc càng rơ nét và sâu sắc hơn. Hãy viết ra những gì bạn bất chợt nghĩ ra, có thể một vài ý tưởng trong số chúng chẳng liên quan đến đề tài mà bạn đang tham luận. Mặc kệ, cứ viết.
"Để có một ý tưởng hay, bạn cứ viết ra càng nhiều càng tốt. Điểm xuất phát lúc nào cũng khó khăn, nhưng càng viết, ý tưởng của bạn sẽ "tuôn" ra dễ dàng hơn, trau chuốt hơn, mạch lạc hơn. Và khi viết ra chúng, bạn hãy khoan mổ xẻ, phân tích ý tưởng đó vội, bởi nếu bạn phân tích, bạn sẽ mất ngay mạch chảy, nhịp điệu của ý tưởng.
Và cũng đừng bị những tác nhân bên ngoài làm ngắt quãng luồng suy nghĩ của bạn. Hãy viết, cứ viết và tiếp tục viết với những ý tưởng tự đến trong đầu bạn", Linus, nhà làm quảng cáo nổi tiếng đã nói như vậy.
2. Đánh dấu những ý tưởng hay
Hãy đính những trang viết ý tưởng của bạn lên một tấm bảng lớn. Giờ thì bạn có thời gian "chiêm nghưỡng" hàng tá câu chuyện của mình và thử nghĩ xem liệu trong loạt suy nghĩ đó, những ý tưởng nào khả thi, và những điểm nào trong ý tưởng sẽ được chỉnh sửa. ít ra thì bây giờ bạn đã có thể hình dung ra được cái sườn của câu chuyện để tung hô sản phẩm mình cần bán.
3. Hãy viết, suy nghĩ, và viết
Đừng vội khoe khoang với nhiều người về những ý tưởng ban đầu mà bạn đang tiến hành. Dành thời gian đó để suy nghĩ thấu đáo, triệt để hơm, bồi đắp cho những ý tưởng bạn nghĩ. Bởi nếu bạn bày tỏ khung sườn đó, thì cũng giống như việc bạn đang diễn thuyét cho người điếc về những khám phá của chiếc máy radio kiểu mới.
Người xưa nói rằng "Một bản thảo giống hệt như một vào thai, nó chẳng thể nào được mọi người nhìn nhận khi chưa nên hình, nên hài".
Hãy suy nghĩ thấu đấo. Làm và làm. Thời gian sẽ giúp ý tưởng hoàn thiện hơn.
4. Viết cật lực. Chỉnh sửa "từng li từng tí"
Viết ra hàng loạt ý tưởng đến trong suy nghĩ của bạn. Đừng phân tích, chỉnh sửa cho đến khi ý tưởng chủ đạo bắt đầu hiện ra "hình khối".
Và sau đó, là một cuộc loại trừ không thương tiếc. Phân tích và vứt bỏ những ý tưởng không liên quan, hạn chế tầm nhìn của sản phẩm. Đánh dấu A+, hoặc A-, thậm chí B- cho những ý tưởng có thể chỉnh sửa sau đó.
Những ý tưởng từ B trở xuống, bạn đừng vội chê bai và nhắm mắt trước chúng, hãy cất lại và để vào hộc tủ cho những trường hợp đối phó khác. Biết đâu nó sẽ là nguồn cảm hứng cho một sản phẩm nào đó sau này. Các nhà quảng cáo thường đùa rằng "ý tưởng trong hộc tủ là những người bạn tốt của người làm nhà sáng tạo".
5. Bám chặt "vệt sáng" của ý tưởng
Khi việc chọn lọc ý tưởng của bạn đến hồi vào "lượt trận chung kết", hãy cân nhắc thật hiệu quả. Chăm chú nhìn, đọc và phân tích ý tưởng theo sát yêu cầu được đặt ra.
Đừng bỏ lỡ thời gian cũng như tạm gác lại việc phân tích qua ngày hôm sau. Bởi bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và khám phá ra những điểm sáng, những dấu vết bất chợt loé sáng trong vòng tích tắc khi bạn thật sự đắm mình trong việc phân tích những ý tưởng đó.
Hãy nắm lấy và phát triển triệt để. Đó là những thời khắc thật đặc biệt. Cũng như một vài hoạ sĩ chỉ trong một phút xuất thần khi bắt gặp sự rung cảm của cảm xúc, họ sẽ cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đỉnh, và họ gọi đó là "Điểm vàng".
6. Một ý tưởng nghộ nghĩnh, hãy phát triển
Khi phân tích, bất kỳ ý tưởng ngộ nghĩnh nào đó làm bạn bật cười, thử tự hỏi xem "ý tưởng này có thật sự hiệu quả nếu mình trau chuốt nó?" Thường những ý tưởng này nếu được đầu tư tâm huyết, chúng rất dễ trở thành những ý tưởng thành công.
7. Hãy lưu giữ hình ảnh, ý tưởng mà bạn cảm thấy thích thú, hứng khởi
Không chỉ là lưu giữ trong đầu mà hãy giữ chúng bằng ngôn ngữ riêng của bạn, bằng những ghi chép thực có thể bằng file, hay viết trên sổ tay. Và hãy tâm niệm rằng "Những điều này sẽ xuất hiện trong ý tưởng của mình một ngày nào đó".
Sáng tạo ý tưởng, thật ra đó là những sự sắp xếp trật tự mới của những vật thể đã cũ. Là người sáng tạo, hãy tập cho mình thói quen quan sát và ghi chép, bạn nhé!
(Theo phongmarketing.com)