1. Xác định mục đích của
chiến dịch
Trước tiên cần xác định mục đích của chiến dịch quảng cáo là gì? Tăng doqanh số bán, tăng lượng người truy cập vào trang web hay xây dựng ý thức về sản phẩm? Ví dụ cuối năm 2006, mạng di động HT Mobile đã thực hiện cuộc hành trình Nam tiến. Mục tiêu đầu tiên của HT Mobile là đánh động sự có mặt của mình trên thị trường cả nước. Từ mục tiêu đó, các quảng cáo của HT Mobile đã xuất hiện đồng loạt trên tivi, trên báo chí, banner trên các trục đường chính, thu hút sự chú ý của mọi người.
2. Xác định thị trường mục tiêu
Khảo sát thị trường mục tiêu sẽ giúp người làm quảng cáo có cái nhìn tổng quát và sâu sắc về khách hàng như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, mỗi quan tâm, tình trạng hôn nhân, ,việc làm và sở thích, cách thức mua sắm (bốc đồng hay đắn đo, số tiền chi tiêu...), cảm nhận về thương hiệu và sản phẩm… Nói chung, nếu nắm được càng nhiều chi tiết về phong cách, tâm tư, suy nghĩ… thì bạn càng dễ dàng cụ thể hoá kế hoạch của mình, quản cáo càng đúng nhu cầu càng thu hút và hiệu quả.
3. Nêu rõ lợi ích của sản phẩm
Khách hàng thường đặt câu hỏi: “Nếu mua sản phẩm của bạn, tôi sẽ được gì?”. Đó là câu hỏi mà các nhà quảng cáo cần câu trả lời nhanh, rõ ràng và đặc biệt so với đối thủ. Các chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất thường tập trung vào một lợi ích nổi bật và trọng tâm của sản phẩm. Những câu hỏi cơ bản xoay quan nó như: Họ cần gì ở sản phẩm? Họ sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào? Hình thức cảm xúc nào giúp thu hút sự chú ý của khách hàng? Hãy bám sát những câu trả lời để nêu bật lên nhu cầu của khách hàng và lợi ích từ sản phẩm.
4. Tiến hành chiến lược sáng tạo
Khi tiến hành thiết kế, người thực hiện cần thể hiện ý tưởng rõ ràng và quảng cáo trả lời được csac câu hỏi như: Tại sao thị trường mục tiêu lại mua sản phẩm của bạn? Tại sao bạn hơn được đối thủ? Để khách hàng mục tiêu có thể “ồ” lên rằng: “Đây đúng là sản phẩm dành cho tôi”, cần chú ý những chi tiết sau: Chọn đúng giọng điệu và ngôn ngữ, sử dụng màu sắc bắt mắt, phù hợp với đối tượng, đảm bảo rằng quảng cáo dễ đọc, dễ hiểu và hiểu đúng từ cách nhìn của khán thính giả, thể hiện tính tin cậy cao.
5. Xem xét ngân sách
Ngân sách quảng cáo có thể được trích ra từ kế hoạch kinh doanh hoạc lợi nhuận của năm trước… Trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, người làm quảng cáo cần thận trọng xem xét ngân sách để quyết định sử dụng các phương pháp thể hiện hình ảnh, thông điệp quảng cáo cũng như những phương tiện truyền thông: tivi, báo giấy,báo điện tử, radio, banner hay truyền miệng… Sự xem xét chu toàn về ngân sách sẽ giúp chiến dịch quảng cáo được thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ và trong tầm kiểm soát.
6. Chọn phương tiện quảng cáo hiệu quả và phù hợp
Hãy xem xét kỹ số lượng phát hành của báo, số người xem tivi, chuyên mục yêu thích và thu thập thông tin đầy đủ về mỗi phương tiện truyền thông để quyết định loại hình nào sẽ đem lại kết quả mỹ mãn nhất và phù hợp với ngân sách nhất. Ví dụ: để quảng cáo sữa cho trẻ em, các nhà quảng cáo thường tập trung vào phương tiện truyền hình vì vừa phổ biến cho cả mẹ và bé, vừa thể hiện được tốt nhất âm thanh và màu sắc, đồng thời truyền tải cảm xúc một cách chân thật.
7. Thực hiện chiến dịch quảng cáo
Khi đã hoàn thành những bước chuẩn bị, bạn co thể tung ra chiến dịch quảng cáo và theo sát kết quả thực hiện. Nếu chọn quảng cáo trên tivi, bạn hãy bỏ thời gian quan sát mỗi giờ khác nhau xem thời điểm phát sóng nào là hiệu quả nhất. Hãy thăm dò khách hàng xem họ biết về công ty hoặc sản phẩm quảng cáo như thế nào, họ bắt gặp quảng cáo ở đâu… để có thể điều chỉnh kịp thời chiến dịch của mình.
8. Đánh giá kết quả
Để đánh giá đúng hiệu quả chiến dịch quảng cáo, bạn cần khoảng 6 tháng để xem xét những phản hồi của khách hàng cũng như kết quả kinh doanh. Suốt thời gian này, bạn cũng cần kiểm tra kết quả và đánh giá lại các bước để sẵn sàng cho chiến dịch tiếp theo.
Hãy cùng bắt tay và thành công trong những chiến dịch quảng cáo vì khách hàng!
Theo dien dan marketing viet nam