Chúng ta thường phàn nàn về vô số những hạn chế mà chúng ta phải đối mặt hằng ngày trong công việc của một designer. Có vô số các giới hạn trong cuộc sống nói chung và trong thiết kế nói riêng, nhưng liệu chúng có thực sự là một điều gì đó quá tồi tệ hay không? Liệu có thể chăng và thậm chí chúng có thể giúp tạo ra các kết quả tốt hơn so với việc nếu chúng ta không có chúng?
Từ các trình duyệt, độ phân giải màn hình, cho tới các vấn đề liên quan tới việc tương tác với người dùng; chúng ta dường như đều phải đấu tranh để tìm ra một vài cách tư duy bên ngoài vỏ bọc “thực hành là tốt nhất” – thứ mà chúng ta đang bị hạn chế khá nhiều...
Ikea chẳng hạn, hãy bắt đầu với mức giá và sau đó hãy quay lại với nó. Mối quan tâm chính của họ là mức giá của sản phẩm dành cho người dùng cuối. Họ giúp thiết lập các giới hạn biên để các nhà thiết kế tạo ra những thứ hấp dẫn nhưng có mức giá phù hợp trong khung chuẩn của đó.
37Signals đã viết một cuốn sách tập trung đề cập về việc làm thế nào mà họ vận hành và hoạt động với các hạn chế nặng nề tương tự khi xây dựng các ứng dụng web; họ thiết lập ra một hạn định để ra mắt sản phẩm và sau đó họ tập trung vào nó, mà không phải băn khoăn gì nhiều.
Đôi lúc sự tự do không hẳn là tốt
Nếu không có những trở ngại khó khăn, mọi thứ cũng có thể đảo lộn đến mức phát điên! Không có cách nào tốt hơn cách phác thảo [hình dung] ra điều này bằng việc nhìn vào một nền tảng với các thế hệ thiết kế bị hạn chế một cách… vô cùng nghiêm ngặt. Dĩ nhiên là chúng ta đang nói về người đồng hành cũ của chúng ta, nền tảng Adobe Flash.
Ở đây tôi không nói rằng tất cả các website sử dụng Flash đều là tệ hại, hay tất cả mọi người làm ra chúng đều là những designer tồi. Không hề có ý đó. Mặc dù thực tế cho thấy rằng, một hệ nền như Flash có khas ít hạn chế dẫn tới việc xuất hiện các nghi ngờ rằng các site sử dụng Flash sẽ biến mất theo năm tháng.
Các trang mà tôi đang đề cập chính là những trang có xu hướng tràn màn hình ngay từ khi tải (loading) chứa một số chuyển hướng liên quan tới kéo một củ cà-rốt tới một con thỏ láu lỉnh và chờ đợi một màn trình diễn animation hoành tráng để hoàn tất việc loading trước lúc nạp trang kế tiếp, và rõ ràng là bạn đang trình bày việc chuyển hướng bằng một trong số những cách phức tạp và bối rối nhất mà bạn có thể nghĩ ra [dù có đẹp và lôi cuốn với những người mới vào lần đầu].
Các designer trong các lĩnh vực thiết kế giao diện (interface) thường nghĩ rằng đó là những thứ “vui vẻ” - nhưng trong các trường hợp hữu dụng ở thực tế và các nghiên cứu thường xuyên đã chứng minh rằng chúng chẳng có gì hay ho hơn khung cảnh của một vụ nổ trong các tai nạn xe hơi cả, chỉ gây ngạc nhiên trong chớp mắt và trở nên tệ hại ngay sau đó. Có nhiều thứ để làm hơn với Flash với những nỗ lực ít phải mạo hiểm hơn. Hãy đặt cược vào khẩu hiệu “Tôi nên làm gì?” và thay vì thúc đẩy tinh thần “Tôi có thể làm gì?”
Một đoạn animation, đồ họa, hiệu ứng âm thanh hay tương tác mà không có mục đích thì chưa thể gọi là thiết kế, nó chỉ đơn thuần là trang trí. Trừ phi những gì bạn đang thêm vào bản thiết kế là nằm trong một vài phương thức cung cấp thông điệp mà bạn đang cố truyền tải tới người dùng, bằng không nó chẳng có bất kỳ giá trị nào cả!
Phần quan trọng nhất của bất kỳ bản thiết kế nào chính là thông điệp: Một bản thiết kế tốt phải gửi cùng một thông điệp tới mọi người [thưởng thức nó]. Nó phải đạt tới mức không có gì phải giải thích thêm.
Giới hạn về màu sắc.
Đi vào các chi tiết cụ thể, chúng ta có thể nhìn vào một vài phạm vi chính yếu mà các giới hạn có thể cải thiện công việc thiết kế rất nhiều. Phạm vi đầu tiên ở đây chính là màu sắc. Giống như trích dẫn của Bill từ tạp chí GoMediaZine rằng, màu sắc chính là chuẩn mực thứ hai trong việc trở thành một nhà thiết kế bậc thầy, các giới hạn về bảng màu của bạn là điều vô cùng quan trọng.
Một trong những cách dễ dàng nhất để nhận ra một nhà thiết kế nghiệp dư (amateur designer) chính là khi họ sử dụng mọi màu sắc có dưới ánh mặt trời trong một tác phẩm đơn lẻ. Liệu điều này sẽ đi đến đâu? Như Bill đã đề cập, “Giảm thiểu số màu sắc sử dụng trong các thiết kế của chúng ta sẽ làm cho các tác phẩm phù hợp và ổn định hơn. Về cơ bản, mọi thứ trông như đang đi liền với nhau. Giống như sự thống nhất trong đội hình của một đội bóng hay sự thống nhất và xuyên suốt trong thương hiệu của một công ty - chúng ta đều muốn có một sự tương đồng chung cho tất cả khi nhìn vào màu sắc.”
Hãy nghĩ tới một số nhà thiết kế giỏi trong lĩnh vực của chúng ta. Hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) đều có xu hướng sử dụng một bảng màu với số lượng màu nhỏ nhưng đầy sôi động cho tất cả các thiết kế của họ. Thật ra, đây chỉ là một trong những cách giảm bớt số lượng biến thể trong một thiết kế để làm cho chúng mạch lạc, rõ ràng, súc tích và thậm chí là… độc nhất vô nhị.
Các giới hạn về Typography
Typography (nghệ thuật chữ) hoạt động theo cách tương tự với màu sắc, nếu không muốn nói là trên một quy mô ‘hà khắc’ hơn nữa. Ngoại trừ một số ít ngoại lệ, sử dụng nhiều font chữ trong một thiết kế đơn có thể trở nên khó hiểu và thậm chí là khó đọc. Mắt người thích xử lý theo các mẫu được ghi nhận, việc giới thiệu các thương hiệu mới với các kiểu chơi chữ rối rắm có thể cản trở và gây ra sự gián đoạn xuẩn ngốc cho mạch đọc của người xem.
Thông thường, một font lạ sẽ hoạt động tốt trên những tiêu đề cỡ lớn và sẽ được thêm vào để tạo ra những cái nhìn và cảm nhận mới về thiết kế trong tổng thể, còn các khu vực nội dung chính (body-text) thường hoạt động hiệu quả nhất với các font chuẩn nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận diện ở các cỡ chữ nhỏ.
Có thể bạn chưa có dịp thưởng thức bất kỳ bản thiết kế nào sử dụng Zapfino cho tất cả phần body text trong bất kỳ thời điểm nào gần đây, xuất phát cũng từ chính lý do này. Một lần nữa xin nhắc lại, hãy chú ý tới các giới hạn trong việc sử dụng typography, để phân phối nội dung một cách tốt hơn và mạnh mẽ hơn trong tổng thể thiết kế.
Hạn chế về kích cỡ
Trong lĩnh vực thiết kế web, hiện tại chúng ta đang ở trong một thời điểm rất thú vị của lịch sử. Liệu chúng ta sẽ tiến tới những kích cỡ màn hình nào? Một vài website, đặc biệt là các blog nổi tiếng, đều đang bắt đầu chuyển sang kiểu giao diện màn hình rộng 1200px. Thậm chí còn có xu hướng thích nghi chuẩn 960.gs CSS framework cũng như 1200.ws được hỗ trợ trong xu hướng này, nhưng liệu đó là một điều đúng đắn?
Nói chung, các trang này giờ đang có cùng một loại độ rộng như là một bản in tạp chí ở độ phân giải màn hình. Một câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây trước khi quyết định liệu có nên kéo trang web của bạn rộng hơn hay không: Tại sao các bản in tạp chí chẳng được kéo to ra, rộng ra? Câu trả lời hiển nhiên ở đây là chúng sẽ gây ra sự phiền toán trong việc lưu giữ và việc quá lớn để mang theo một cách thoải mái, nhưng ở đây còn có một lý do quan trọng khác nữa mà tôi sẽ đề cập ở dưới đây.
Mắt con người chỉ có thể đọc thoải mái ở một khoảng cách nhất định từ một phía này tới phía khác. Điều này liên hệ ngay với việc hướng tới một điểm nơi mà bạn bắt đầu ghi nhận từ phía này tới phía khác để nhìn vào các phân đoạn khác nhau của một trang riêng lẻ. Liệu lần cuối cùng bạn để mắt đến trọn vẹn nội dung của một trang báo khổ rộng là lúc nào? Thực tế ở đây là bạn gần như chẳng bao giờ thực hiện điều đó. Thường thì bạn sẽ gập nó lại và đọc nó theo từng phân khúc, sau đó quay lại đọc ở từng phân mục khác nhau của tờ báo.
Vậy qua nguyên tắc này thì liệu các màn hình sẽ đi tới đâu? Một số người nghĩ rằng chúng sẽ giữ xu hướng trở nên lớn hơn, nhưng các thiết bị như iPhone và iPad lại cho thấy rằng điều đó không đúng, chúng chỉ tiến tới xu hướng tốt hơn. Thật tuyệt vời để có thể có được nhiều thứ hơn trên một màn hình lớn hơn, một thiết kế hoành tráng hơn, nhưng đừng quên xem xét các tác động thực tiễn. Đôi khi các giới về hạn kích thước cũng là điều tốt lành cho thiết kế của bạn.
Để ý tới việc thu nhỏ…
Các mẫu thu nhỏ (minimalism) chủ yếu được mô tả như là một tiêu bản của mọi thứ, nhưng nếu bạn chú ý phân tích nó nhiều hơn thì sẽ thấy, các mẫu thu nhỏ đơn giản hóa tiến trình áp một lớp bổ sung của các giới hạn cho các thiết kế. Khi bạn thường bị giới hạn bản thân bởi việc sử dụng 2 hoặc 3 màu sắc cho một thiết kế, với minimalism bạn có thể tiến thêm một bước xa hơn và giới hạn chính bạn chỉ với hai màu đen và trắng. Điều tương tự có thể áp dụng trong typography, không gian - khoảng trống, độ tương phản, nội dung và hầu hết các yếu tố cốt lõi khác của thiết kế.
Các sản phẩm của Apple là một minh chứng tuyệt vời cho trường hợp này. Họ giới hạn chính họ trong 6 điểm uốn ở các cạnh của các chiếc laptop của họ (MacPro) để nó có thể dễ dàng gập đôi lại.
Trong khi đó, iPod và iPhone luôn được đáng để tâm không chỉ bởi vì chúng có bao nhiêu ứng dụng, mà chính vì chúng nhỏ, mảnh mai và tinh giản như thế nào. Trong thời đại của những chiếc máy nghe nhạc MP3 có tới 12 nút bấm, hãng Apple đã tung ra một vài thứ độc đáo chỉ với 4 nút bấm và một con lăn và trở thành thiết bị nghe nhạc cầm tay thành công nhất của mọi thời đại.
Mặt khác, thu nhỏ không chỉ có nghĩa là sử dụng ít hơn mọi thứ, nó có nghĩa là sử dụng ít thứ hơn thực sự sẽ tốt hơn. Elliot Jay Stocks là một ví dụ, họ không dùng tới quá nhiều gradient, border, box, bar một cách tràn lan hay bất kỳ các tiêu chuẩn layout quen thuộc mà chúng ta thường thấy trong các CSS ở các gallery.
Trọng chính của thiết kế trang này nằm ở không gian các khoảng trống và định vị. Bằng việc cắt bỏ nhiều yếu tố khác, họ sử dụng việc định vị một cách tối đa gần như là tuyệt đối để truyền đạt mức độ phân cấp và tầm quan trọng của các yếu tố trong trang. Đơn giản nhưng đạt hiệu quả cực điểm!
Các nhà thiết kế giỏi thực sự luôn có thể đứng tách ra khỏi đám đông (đi ngược lại với đám đông) bởi họ sử dụng các nguyên tắc và lý thuyết thiết kế như là một điểm khởi đầu và sau đó xây dựng mọi thứ mới mẻ trên chúng. Một hiểu biết cơ bản dành cho mọi nguyên tắc khác nhau của thiết kế là cách tốt nhất để có thể hòa quyện mọi nguyên tắc với nhau thành một thiết kế đẹp và tinh tế.
Thay lời kết.
Các giới hạn có thể tốt hoặc không, nhưng đều là thứ tuyệt vời mà bạn nên biết đến trong thiết kế. Hãy sử dụng chúng để tạo lợi thế cho bạn chính là một thách thức lớn và càng có nhiều giới hạn sẽ tiếp cận bạn một khi bạn đã đạt ngưỡng, dĩ nhiên lúc đó cũng sẽ càng có nhiều thách thức hơn xuất hiện.
Nếu bạn quản lý công việc và các thiết kế thông qua các giới hạn chặt chẽ, thì bạn có thể sẽ tạo ra những thứ tuyệt vời và độc đáo, có giá trị thực tiễn cao.
Sau khi đọc bài này, ngay khi bắt đầu công việc thiết kế tiếp theo, bạn hãy thử đưa các nguyên tắc chuẩn mực này vào thực hành trong thực tiễn xem sao nhé. Liệu có phạm vi nào có nhiều hạn chế hơn so với những gì bạn thường nghĩ? Hãy thử làm việc trong các ràng buộc chặt chẽ và nghiêm túc để thực sự thúc đẩy sáng tạo của bạn lên các ngưỡng cao hơn. Bạn có thể sẽ thích thú và ngạc nhiên với những gì bạn tạo ra và đạt được chính từ các giới hạn mà chúng ta đã đề cập tới trong bài viết này.
Chúc bạn thành công!
Nguồn : http://www.cgnewspaper.com